13:12 Thứ bảy , Ngày 27 Tháng 04 Năm 2024

LĐLĐ KRÔNG BÚK KẾT NẠP 54 CNLĐ DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀO CÔNG ĐOÀN

30/08/2022 14:28:00 - Ban Biên Tập

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng như sau:

1. Về đường bộ, mạng lưới giao thông đối ngoại có 07 Quốc lộ với tổng chiều dài 761,27 km (gồm Đường Hồ Chí Minh: 126km; đường Trường Sơn Đông: 130km; Quốc lộ 26: 119km; Quốc lộ 29: 174,37km; Quốc lộ 27: 88,5km; Quốc lộ 14C: 96,5km; Quốc lộ 19C: 26,9km), nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông đối nội có tổng chiều dài khoảng 15.055,7 km, gồm: Đường tỉnh 11 tuyến/351,30 km; đường đô thị 1.164 tuyến/824,53 km; đường huyện 117 tuyến/1.343,82 km; đường xã 1.041 tuyến/3.220,07 km;.đường thôn buôn, nội đồng 9.259,08 km; đường tuần tra 41,8 km; đường chuyên dùng 15,1 km.

2. Về đường hàng không, tỉnh có 01 Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột với 04 hãng hàng không đang hoạt động (gồm: Vietnam Airlines, Vietjets Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways). Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có quy mô đường băng 3.000 x 45m; sân đỗ tàu bay có 05 vị trí đáp ứng phục vụ các loại máy bay Airbus 320 đến 321 và tương đương cất hạ cánh và đã kết nối với một số thành phố lớn trong nước; Nhà ga công suất 01 triệu khách/năm; hàng năm, vận chuyển khoảng 934.000 hành khách; trung bình khoảng 160 hành khách/chuyến bay.

3. Về đường sông, hệ thống sông trên địa bàn tỉnh dài 544 km, có khoảng 100 km có thể tổ chức vận tải đường thủy nhưng chủ yếu là phục vụ du lịch và khai thác vật liệu xây dựng.

4. Hệ thống giao thông đối ngoại phát triển đồng bộ, liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông, tăng cường khả năng liên kết, mở rộng thị trường, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Mạng lưới giao thông đối nội được quan tâm đầu tư khá hoàn chỉnh, thông suốt từ thành phố Buôn Ma Thuột đến các huyện, thị xã và các xã trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách của nhân dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Hỏi: Những mặt hạn chế trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh và nguyên nhân?

Trả lời: Những mặt hạn chế trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh những năm qua đó là:

1. Hệ thống đường bộ hiện quy mô còn thấp, đang bị xuống cấp; chưa có tuyến đường cao tốc kết nối với cảng biển, các trung tâm kinh tế, du lịch lớn để nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, tạo động lực phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.

2. Mạng lưới giao thông có tính kết nối liên tỉnh, liên vùng trong khu vực Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, hạ tầng khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) chưa đáp ứng nhu cầu.

3. Hệ thống Quốc lộ chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp kịp thời; chưa có đường sắt; đường thủy nội địa còn hạn chế; chưa đầu tư cảng cạn.

4. Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột chỉ hoạt động nội địa, mới kết nối với một số thành phố lớn trong nước, chưa kết nối với Phú Quốc, Quảng Ninh; chưa có các tuyến bay đến các nước trong khu vực (các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Campuchia) và quốc tế.

*Nguyên nhân của hạn chế: Do nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh rất lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước; công tác kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu; các phương thức vận tải phát triển chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập; đường hàng không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách khoảng 5%, chủ yếu tập trung vào đường bộ (khoảng 95%))...

Hỏi: Chương trình số 07-CTr/TU đề ra mục tiêu tổng quát về Phát triển hạ tầng giao thông cuả tỉnh như thế nào?

Trả lời: Mục tiêu tổng quát về Phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh được xác định như sau:

Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả nội dung Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên "; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ về "Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67- KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị "', Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Tập trung quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa gắn với nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đối ngoại, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung nhằm nâng cao năng lực kết nối, năng lực vận tải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trên mọi lĩnh vực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, của từng vùng, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguôn lực, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh... góp phần phát triên kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025.

Hỏi: Chỉ tiêu cụ thể về Phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh được xác định cụ thể tại Chương trình số 07-CTr/TU như thế nào?

Trả lời: Chương trình số 07-CTr/TU đã xác định cụ thể mục tiêu về phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh như sau:

* Phấn đấu đến năm 2025:

- Hoàn thành, đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với 03 đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, Buôn Ma Thuột - Liên Khương, Buôn Ma Thuột - Phú Yên.

- Đầu tư, hoàn thành tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; 04 dự án đường giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Sông Hinh (Phú Yên) và Cảng cạn Đắk Lắk.

- Kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải:

+ Đầu tư hoàn thành 03 Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: QL.29, QL.27, QL. 14C. Nghiên cứu, kiến nghị đầu tư tuyến đường bộ từ cửa khẩu Đắk Ruê đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia)',

+ Đầu tư tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung (tuyến Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa);

+ Nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế.

Hỏi: Chương trình 07-CTr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào để phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh?

Trả lời: Chương trình 07-CTr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây để phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh:

1. Công tác tuyên truyền:

Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung. Qua đó, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đối với Chương trình; tạo bước đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông đối ngoại, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

2. Công tác quy hoạch:

Xây dựng quy hoạch mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng cạn) trên địa bàn tỉnh; trong đó, quan tâm phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung; tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột theo Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

3. Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu:

Nâng cao năng lực quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu; tăng cường công tác bảo trì đường bộ; đầu tư cải tạo, nâng cấp kịp thời, nhằm bảo vệ kết cấu công trình, chống xuống cấp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

4. Đẩy mạnh chương trình hợp tác, liên kết vùng, hợp tác toàn diện:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, ban hành mới các cam kết, chương trình hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; chủ động phối họp với các tỉnh duyên hải miền Trung xây dựng các chương trình hợp tác toàn diện các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Thỏa thuận, phân bổ, ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, hiệu quả, gắn vai trò, vị trí, tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh, từng vùng, khu vực nhằm đảm bảo phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

5. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tinh duyên hải miền Trung:

Chủ động, phối hợp đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường chiến lược, mang tính liên kết, kết nối vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, cụ thể:

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với ba (03) đường cao tốc: Buôn Ma Thuột - Nha Trang, Buôn Ma Thuột - Liên Khương, Buôn Ma Thuột - Phú Yên; tổng hợp 03 Quốc lộ, gồm: QL.29 (174,37km), QL.27 (88,5km), QL.14C (96,5km) vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính phủ cho chủ trương, hỗ trợ đầu tư tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang.

- Phối hợp với các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư 04 dự án đường giao thông liên kết vùng: Đường nối tỉnh Đăk Lăk với Gia Lai (45km), Lâm Đồng (9,4km), Đắk Nông (5,7km), Sông Hinh (Phủ Yên; 33,5km).

- Đề nghị Chính phủ quan tâm giao nhiệm vụ để Bộ Ngoại giao, ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia phối hợp giải quyết thủ tục hỗ trợ đầu tư tuyến đường bộ từ Cửa khẩu Đăk Ruê (Đăk Lăk) đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia) với chiều dài 67km.

- Phối hợp với tỉnh Phú Yên nghiên cứu, đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (khoảng Ỉ69km).

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế.

- Phát triển Cảng cạn Đắk Lắk nhằm hỗ trợ cảng biển một số chức năng quan trọng trong việc nâng cao năng lực vận tải đa phương thức, giảm chi phí logistics, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh như đầu mối thu gom (nhận) hàng hóa, tập kết vào kho chứa hàng, kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khâu bằng container đến cảng biển...; đồng thời, tăng cường hợp tác, trao đổi và vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Đắk Lắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nói chung thông qua các cảng như: Cảng Cam Ranh, Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, Cảng Vũng Rô. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cảng trong việc kết nối cung cầu để thuận tiện vận chuyển hàng hóa.

6. Kêu gọi, thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư:

- Công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

- Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng tiến hành khảo sát, đầu tư các dự án: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa, Cảng cạn Đắk Lắk theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế; xúc tiến, kêu gọi, tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ hợp pháp của nước ngoài (ODA) để đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới gồm: QL.29, ỌL.14C, hạ tầng giao thông khu vực Cửa khẩu Đắk Ruê.

7. Phân bổ nguồn lực đầu tư:

- Tập trung nguồn lực từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương theo cơ chế đặc thù để đầu tư: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; 04 dự án đường giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Nông, Sông Hinh (Phú Yên); tuyến đường bộ từ cửa khẩu Đắk Ruê (Đẳk Lắk) đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia). Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách địa phương đối ứng cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành, ưu tiên nguồn vốn vay ODA đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới: QL.29, QL.14C, hạ tầng giao thông khu vực cửa khẩu Đắk Ruê.

- Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên nguồn vốn đầu tư công trung hạn đầu tư 03 Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: QL.29, QL.27, QL. 14C; hạ tầng cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

- Khuyến khích, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP): Cảng cạn Đắk Lắk, Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa.

8. Cơ chế chính sách:

- Cơ chế, chính sách đặc thù: Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Đắk Lắk được hưởng một số chính sách đặc thù về ưu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

- Chính sách khuyến khích đầu tư:

+ Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức xã hội hóa.

+ Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các thủ tục về thẩm định cấp quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng... nhằm bảo đảm tiến độ các dự án.

+ Đối với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, xác định diện tích sử dụng đất cho các dự án để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất kịp thời, đảm bảo có đủ quỹ đất cho việc đầu tư xây dựng các dự án ./.                                              

Hạ Anh

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC NGHỊ QUYẾT, CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRỌNG CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2020-2025 ( PHẦN II)

12/07/2021 16:43:00 - Ban Biên Tập

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng như sau:

1. Về đường bộ, mạng lưới giao thông đối ngoại có 07 Quốc lộ với tổng chiều dài 761,27 km (gồm Đường Hồ Chí Minh: 126km; đường Trường Sơn Đông: 130km; Quốc lộ 26: 119km; Quốc lộ 29: 174,37km; Quốc lộ 27: 88,5km; Quốc lộ 14C: 96,5km; Quốc lộ 19C: 26,9km), nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông đối nội có tổng chiều dài khoảng 15.055,7 km, gồm: Đường tỉnh 11 tuyến/351,30 km; đường đô thị 1.164 tuyến/824,53 km; đường huyện 117 tuyến/1.343,82 km; đường xã 1.041 tuyến/3.220,07 km;.đường thôn buôn, nội đồng 9.259,08 km; đường tuần tra 41,8 km; đường chuyên dùng 15,1 km.

2. Về đường hàng không, tỉnh có 01 Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột với 04 hãng hàng không đang hoạt động (gồm: Vietnam Airlines, Vietjets Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways). Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột có quy mô đường băng 3.000 x 45m; sân đỗ tàu bay có 05 vị trí đáp ứng phục vụ các loại máy bay Airbus 320 đến 321 và tương đương cất hạ cánh và đã kết nối với một số thành phố lớn trong nước; Nhà ga công suất 01 triệu khách/năm; hàng năm, vận chuyển khoảng 934.000 hành khách; trung bình khoảng 160 hành khách/chuyến bay.

3. Về đường sông, hệ thống sông trên địa bàn tỉnh dài 544 km, có khoảng 100 km có thể tổ chức vận tải đường thủy nhưng chủ yếu là phục vụ du lịch và khai thác vật liệu xây dựng.

4. Hệ thống giao thông đối ngoại phát triển đồng bộ, liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông, tăng cường khả năng liên kết, mở rộng thị trường, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, hợp tác thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Mạng lưới giao thông đối nội được quan tâm đầu tư khá hoàn chỉnh, thông suốt từ thành phố Buôn Ma Thuột đến các huyện, thị xã và các xã trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách của nhân dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Hỏi: Những mặt hạn chế trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh và nguyên nhân?

Trả lời: Những mặt hạn chế trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh những năm qua đó là:

1. Hệ thống đường bộ hiện quy mô còn thấp, đang bị xuống cấp; chưa có tuyến đường cao tốc kết nối với cảng biển, các trung tâm kinh tế, du lịch lớn để nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, tạo động lực phát triển du lịch, kinh tế - xã hội.

2. Mạng lưới giao thông có tính kết nối liên tỉnh, liên vùng trong khu vực Tây nguyên, Duyên hải miền Trung, hạ tầng khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) chưa đáp ứng nhu cầu.

3. Hệ thống Quốc lộ chưa được đầu tư, cải tạo, nâng cấp kịp thời; chưa có đường sắt; đường thủy nội địa còn hạn chế; chưa đầu tư cảng cạn.

4. Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột chỉ hoạt động nội địa, mới kết nối với một số thành phố lớn trong nước, chưa kết nối với Phú Quốc, Quảng Ninh; chưa có các tuyến bay đến các nước trong khu vực (các tỉnh Nam Lào, các tỉnh Campuchia) và quốc tế.

*Nguyên nhân của hạn chế: Do nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh rất lớn trong khi nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước; công tác kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu; các phương thức vận tải phát triển chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập; đường hàng không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách khoảng 5%, chủ yếu tập trung vào đường bộ (khoảng 95%))...

Hỏi: Chương trình số 07-CTr/TU đề ra mục tiêu tổng quát về Phát triển hạ tầng giao thông cuả tỉnh như thế nào?

Trả lời: Mục tiêu tổng quát về Phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh được xác định như sau:

Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả nội dung Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên "; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ về "Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67- KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị "', Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.

- Tập trung quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa gắn với nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đối ngoại, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung nhằm nâng cao năng lực kết nối, năng lực vận tải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trên mọi lĩnh vực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, của từng vùng, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguôn lực, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh... góp phần phát triên kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025.

Hỏi: Chỉ tiêu cụ thể về Phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh được xác định cụ thể tại Chương trình số 07-CTr/TU như thế nào?

Trả lời: Chương trình số 07-CTr/TU đã xác định cụ thể mục tiêu về phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh như sau:

* Phấn đấu đến năm 2025:

- Hoàn thành, đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với 03 đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, Buôn Ma Thuột - Liên Khương, Buôn Ma Thuột - Phú Yên.

- Đầu tư, hoàn thành tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; 04 dự án đường giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Sông Hinh (Phú Yên) và Cảng cạn Đắk Lắk.

- Kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải:

+ Đầu tư hoàn thành 03 Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: QL.29, QL.27, QL. 14C. Nghiên cứu, kiến nghị đầu tư tuyến đường bộ từ cửa khẩu Đắk Ruê đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia)',

+ Đầu tư tuyến đường sắt kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung (tuyến Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa);

+ Nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế.

Hỏi: Chương trình 07-CTr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nào để phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh?

Trả lời: Chương trình 07-CTr/TU của Tỉnh ủy đã đề ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây để phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh:

1. Công tác tuyên truyền:

Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung. Qua đó, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đối với Chương trình; tạo bước đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông đối ngoại, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

2. Công tác quy hoạch:

Xây dựng quy hoạch mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường không, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng cạn) trên địa bàn tỉnh; trong đó, quan tâm phát triển mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung; tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột theo Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

3. Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu:

Nâng cao năng lực quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu; tăng cường công tác bảo trì đường bộ; đầu tư cải tạo, nâng cấp kịp thời, nhằm bảo vệ kết cấu công trình, chống xuống cấp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

4. Đẩy mạnh chương trình hợp tác, liên kết vùng, hợp tác toàn diện:

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, ban hành mới các cam kết, chương trình hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; chủ động phối họp với các tỉnh duyên hải miền Trung xây dựng các chương trình hợp tác toàn diện các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Thỏa thuận, phân bổ, ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, hiệu quả, gắn vai trò, vị trí, tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh, từng vùng, khu vực nhằm đảm bảo phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

5. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tinh duyên hải miền Trung:

Chủ động, phối hợp đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường chiến lược, mang tính liên kết, kết nối vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, cụ thể:

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với ba (03) đường cao tốc: Buôn Ma Thuột - Nha Trang, Buôn Ma Thuột - Liên Khương, Buôn Ma Thuột - Phú Yên; tổng hợp 03 Quốc lộ, gồm: QL.29 (174,37km), QL.27 (88,5km), QL.14C (96,5km) vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp với tỉnh Khánh Hòa đề nghị Chính phủ cho chủ trương, hỗ trợ đầu tư tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang.

- Phối hợp với các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư 04 dự án đường giao thông liên kết vùng: Đường nối tỉnh Đăk Lăk với Gia Lai (45km), Lâm Đồng (9,4km), Đắk Nông (5,7km), Sông Hinh (Phủ Yên; 33,5km).

- Đề nghị Chính phủ quan tâm giao nhiệm vụ để Bộ Ngoại giao, ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia phối hợp giải quyết thủ tục hỗ trợ đầu tư tuyến đường bộ từ Cửa khẩu Đăk Ruê (Đăk Lăk) đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia) với chiều dài 67km.

- Phối hợp với tỉnh Phú Yên nghiên cứu, đề nghị Chính phủ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (khoảng Ỉ69km).

- Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế.

- Phát triển Cảng cạn Đắk Lắk nhằm hỗ trợ cảng biển một số chức năng quan trọng trong việc nâng cao năng lực vận tải đa phương thức, giảm chi phí logistics, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh như đầu mối thu gom (nhận) hàng hóa, tập kết vào kho chứa hàng, kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khâu bằng container đến cảng biển...; đồng thời, tăng cường hợp tác, trao đổi và vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Đắk Lắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên, Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nói chung thông qua các cảng như: Cảng Cam Ranh, Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong, Cảng tổng hợp Nam Vân Phong, Cảng Vũng Rô. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các cảng trong việc kết nối cung cầu để thuận tiện vận chuyển hàng hóa.

6. Kêu gọi, thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư:

- Công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

- Phối hợp chặt chẽ với các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng tiến hành khảo sát, đầu tư các dự án: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa, Cảng cạn Đắk Lắk theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế; xúc tiến, kêu gọi, tranh thủ tối đa nguồn vốn tài trợ hợp pháp của nước ngoài (ODA) để đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới gồm: QL.29, ỌL.14C, hạ tầng giao thông khu vực Cửa khẩu Đắk Ruê.

7. Phân bổ nguồn lực đầu tư:

- Tập trung nguồn lực từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương theo cơ chế đặc thù để đầu tư: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; 04 dự án đường giao thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Nông, Sông Hinh (Phú Yên); tuyến đường bộ từ cửa khẩu Đắk Ruê (Đẳk Lắk) đến thị xã Konhec (Vương quốc Campuchia). Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách địa phương đối ứng cho các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành, ưu tiên nguồn vốn vay ODA đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới: QL.29, QL.14C, hạ tầng giao thông khu vực cửa khẩu Đắk Ruê.

- Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên nguồn vốn đầu tư công trung hạn đầu tư 03 Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: QL.29, QL.27, QL. 14C; hạ tầng cảng hàng không Buôn Ma Thuột.

- Khuyến khích, huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP): Cảng cạn Đắk Lắk, Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang; đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa.

8. Cơ chế chính sách:

- Cơ chế, chính sách đặc thù: Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Đắk Lắk được hưởng một số chính sách đặc thù về ưu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Kết luận số 67-KL/TW, ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 09/7/2020 của Chính phủ.

- Chính sách khuyến khích đầu tư:

+ Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức xã hội hóa.

+ Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật về đầu tư; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các thủ tục về thẩm định cấp quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng... nhằm bảo đảm tiến độ các dự án.

+ Đối với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, xác định diện tích sử dụng đất cho các dự án để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất kịp thời, đảm bảo có đủ quỹ đất cho việc đầu tư xây dựng các dự án ./.                                              

Hạ Anh

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC NGHỊ QUYẾT, CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRỌNG CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK KHÓA XVII, NHIỆM KỲ 2020-2025 (PHẦN I)

08/07/2021 16:46:00 - Ban Biên Tập

Thực hiện Hướng dẫn số 19-HD/BTGTU ngày 15/4/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc Tổ chức quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về " Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030" và Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về " Phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung đến năm 2025" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 04-NQ/TU và Chương trình 07-CTr/TU), Trang thông tin điện tử Liên đoàn Lao động tỉnh đăng tải nội dung Hỏi - Đáp tìm hiểu về nội dung của 2 văn bản quan trọng này nhằm giúp cho các cấp công đoàn có tư liệu quán triệt, tuyên truyền đến đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Nghị quyết số 04-NQ/TU xác định việc thực hiện Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 20201-2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên những quan điểm nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Nghị quyết số 04-NQ/TU xác định việc thực hiện Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 20201-2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên 05 quan điểm sau:

1. Chủ động thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và xã hội của tỉnh, là đột phá "đi tắt", "đón đầu" trong phát triển của tỉnh. Đồng thời, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của chuyển đổi số để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp trọng yếu với bước đi và lộ trình phù hợp, là cơ hội để tỉnh Đắk Lắk bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, mỗi cơ quan, tổ chức cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

2. Bám sát mục tiêu chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn và từng năm. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh trong thực hiện chuyển đổi số. Chỉ đạo triển khai đồng bộ, sâu rộng đến các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh.

3. Nắm bắt cơ hội, triển khai nhanh, quyết liệt, tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương và sự chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về chuyển đổi số để hành động, tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến hiệu quả thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Chuyển đổi số là động lực thực sự tạo ra cơ hội, giá trị mới để thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm. Xác định lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

4. Chuyển đổi số phải đảm bảo an toàn thông tin, làm chủ hạ tầng và công nghệ số, không gian mạng và bảo vệ chủ quyền số quốc gia phải được ưu tiên, chú trọng. Chủ động thử nghiệm áp dụng các công nghệ số và mô hình mới trong phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh.

5. Chính quyền kiến tạo thể chế, chính sách đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số. Nội dung chuyển đổi số phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 05 năm.

Hỏi: Mục tiêu tổng quát của Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk là gì?

Trả lời: Mục tiêu tổng quát của Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk được xác định tại Nghị quyết số 04-NQ/TU như sau:

- Xây dựng, hình thành hạ tầng, nguồn nhân lực đầy đủ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh. Phổ cập kiến thức chuyển đổi số cho người dân, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý điều hành của chính quyền các cấp. Nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chuyển đổi số gắn với phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị thông minh, trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị.

- Phấn đấu từ năm 2025, duy trì chỉ số chuyển đổi số trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu của cả nước, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SiPas), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index). Phấn đấu kinh tế số đóng góp 20% GRDP của tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk trở thành tỉnh khá trong cả nước về chuyển đổi số, hoàn thành cơ bản các mục tiêu chuyển đổi số theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt ‘‘Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", bao gồm: Phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh. Phấn đấu kinh tế số đóng góp 30% GRDP của tỉnh.

Hỏi: Mục tiêu cơ bản của Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và đến năm 2030 là gì?

Trả lời:

1.Mục tiêu cơ bản của Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 gồm:

* Phát triển Chinh quyền số, nâng cao hiệu quâ, hiệu lực hoạt động:

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Từ 90% trở lên hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% trở lên hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% trở lên hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng {trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Tỉnh ủy và Chính phủ.

- Các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; tùng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Bước đầu hình thành đô thị thông minh tại thành phố Buôn Ma Thuột.

* Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng bình quân 7%.

- Phát triển 20 doanh nghiệp số có quy mô từ 500 đến 1000 người.

* Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã.

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

- Xây dựng thành công nền tảng đô thị thông minh tỉnh Đắk Lắk.

- Đắk Lắk thuộc nhóm các tỉnh được xếp loại A về an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Mục tiêu cơ bản của Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 gồm:

* Phát triển Chính quyền sổ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

* Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng bình quân 7,5%.

- Phát triển 50 doanh nghiệp số có quy mô từ 500 đến 1000 người.

* Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang.

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

- Tiếp tục duy trì Đắk Lắk là tỉnh được xếp loại A về an toàn, an ninh mạng.

Hỏi: Nghị quyết 04-NQ/TU đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nào để thực hiện Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030?

Trả lời: Nghị quyết 04-NQ/TU đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện Chuyển đổi số Tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 gồm:

1.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về chuyển đổi số, nhất là Kế hoạch số 175-KH/TƯ, ngày 08/6/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc "Thực hiện Nghị quyết sổ 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một sổ chủ trương chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0"', Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành '"Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

- Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tố chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành; cam kết đổi mới, cho phép thử nghiệm cái mới, ứng dụng công nghệ mới vì mục tiêu phát triển bền vững, liên kết các thành phần khác nhau theo mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách; đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền; thực hiện tốt chức năng giám sát, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng chương trình chuyển đổi số tại địa phương.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số

- Xây dựng cơ chế, chính sách về chuyển đổi số của tỉnh theo hướng toàn diện, hiệu quả, gắn với khai thác và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào tỉnh.

- Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện về đất đai để thu hút các doanh nghiệp phần mềm về đầu tư trên địa bàn tỉnh.

-Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số. Chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng quản trị công nghệ hướng đến làm chủ các công nghệ mới cụ thể đối với từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương.

- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin hiện có; xây dựng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho khoảng 200 cán bộ, công chức, viên chức công nghệ thông tin để trở thành các chuyên gia nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số; Xây dụng chính sách hỗ trợ trang bị thiết bị di động thông minh cho người dân có hoàn cảnh khó khăn để tiếp cận công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao triển khai thực hiện chuyển đổi số.

3. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Ưu tiên ngân sách nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực để đầu tư nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng đồng bộ, hiện đại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và sự chuyển đổi của chính quyền điện tử; ưu tiên hệ thống truyền tải dữ liệu, trung tâm tích hợp dữ liệu, năng lượng và các hệ thống thiết bị thu thập, lưu trữ, xử lý, bảo vệ dữ liệu.

- Triển khai đồng bộ mạng băng thông rộng chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh, phát triên mạnh mẽ mạng di động 5G, nâng cấp mạng di động 4G; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động thông minh; đầu tư mua sắm thay thế, bổ sung, nâng cấp trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ hoạt động các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp.

- Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), hạ tầng băng rộng chất lượng cao, nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu kết nối với kho dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ đa ngành, có khả năng tùy biến cao gắn với công nghệ điện toán đám mây hình thành nền tảng dùng chung của tỉnh, tránh đầu tư trùng lắp.

- Triển khai có hiệu quả hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; triển khai có hiệu quả hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh, các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin và tính riêng tư đến các cán bộ nhân viên trong cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp chuyển đổi số; hợp tác với các cơ quan, tổ chức an toàn thông tin trong và ngoài nước, hình thành mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin rộng khắp.

4. Xây dựng Chính quyền số, đô thị thông minh

- Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt. Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện kho dữ liệu mở dùng chung của tỉnh kết nối, chia sẽ dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin báo cáo kết nối, chia sẻ dữ liệu số với hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp theo thời gian thực. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh để cung cấp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, 4.

- Thử nghiệm và triển khai hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh gắn liền với hệ thống chính quyền điện tử tại thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở hệ thống nền tảng đặt tại Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh, từ đó làm mô hình triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng đến các khu đô thị khác của tỉnh.

5. Phát triển kinh tế số

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số; thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp, các viện, trường nghiên cứu hình thành và phát triển các sản phẩm công nghệ số, nội dung số, quảng cáo số... công nghiệp sáng tạo, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh.

- Xây dựng và phát triển thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, tháo gỡ giới hạn về địa lý trong kết nối thương mại; trong đó, tập trung phát triển mạnh mẽ sàn giao dịch điện tử đảm bảo kết nối cung cầu, nhất là chuỗi giá trị nông sản, du lịch, tiểu thủ công nghiệp trực tuyến.

6. Phát triển xã hội số

- Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp số lớn trong nước và quốc tế để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, giám đốc điều hành các doanh nghiệp, người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp, đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.

- Thường xuyên tổ chức đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.

7. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số:

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp:

- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và bền vững; chú trọng nông nghiệp thông minh; xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, quản lý bảo vệ rừng, tưới tiêu, cây trồng, vật nuôi, thủy sản, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

- Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục:

Huy động nguồn lực, tập trung phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế:

- Thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế, phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người. Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; sử dụng thanh toán điện tử, hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; hình thành các bệnh viện thông minh; thử nghiệm triển khai sáng kiến "Mỗi người dân có một bác sỹ riêng" với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân.

- Xây dựng hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải và logistics:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ là một trong ba khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra; quan tâm phát triển hệ thống giao thông thông minh trong các hệ thống giao thông đô thị.

- Xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số; thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống kho, bến, bãi phục vụ vận tải và logistics.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng:

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

- Ưu tiên tập trung chuyển đổi số cho công nghiệp năng lượng tái tạo của ngành điện lực như điện năng lượng mặt trời, điện gió, điện sinh khối hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường:

Phôi hợp, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường, xây dựng bản đồ số của tỉnh có tính mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch:

Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Du lịch kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour, tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với nông, lâm nghiệp, cảnh quan thiên nhiên, cộng đồng và bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch.

* Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng:

Triển khai tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong các dịch vụ công; ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc; các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng, sáng tạo; đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngân hàng.( còn tiếp)                                                             

 

Hạ Anh

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN CUỐI)

01/02/2021 16:52:00 - Ban Biên Tập

Nội quy lao động được quy định như thế nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Nội quy lao động theo Điều 118 của Bộ Luật Lao động được quy định cụ thể tại Điều 69, Nghị định 145/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 145)  như sau:

1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;

b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;

c) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định này;

đ) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động; quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;

h) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

3. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.

4. Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Hỏi: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?

Trả lời: Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại Điều 122 của Bộ luật lao động được quy định tại Điều 70, Nghị định 145 cụ thể như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:

a) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp;

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

c) Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Hỏi: Theo quy định của pháp luật, thế nào là Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 74, Nghị định 145, Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Sử dụng từ 10 lao động nữ đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động.

2. Sử dụng từ 100 lao động nữ đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động.

3. Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên.

Hỏi: Quyền bình đẳng của người lao động và các biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 78, Nghị định 145 quy định vế Quyền bình đẳng của người lao động và các biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới như sau:

1. Quyền bình đẳng của người lao động:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;

b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145.

3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:

a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;

b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.

Hỏi: Việc chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 80, Nghị định 145 quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

6. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Hỏi: Việc giúp đỡ, hỗ trợ của Người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động được quy định như thế nào? Chính sách hỗ trợ Người sử dụng lao động được quy định ra sao?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 82 và Điều 83, Nghị định 145, việc giúp đỡ, hỗ trợ của Người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động được quy định như sau:

- Căn cứ điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động xây dựng phương án, kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo bằng tiền hoặc hiện vật. Người sử dụng lao động quyết định mức và thời gian hỗ trợ sau khi trao đổi, thảo luận với bên người lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc quy định tại Điều 63, Điều 64 của Bộ luật Lao động và Chương V Nghị định này.

- Về Chính sách hỗ trợ Người sử dụng lao động:

1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.

Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.

2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:

a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.

                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN V)

29/01/2021 16:54:00 - Ban Biên Tập

Ngoài thời giờ làm việc chính thức thì thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương của người lao động bao gồm những thời giờ nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Theo Điều 58, Nghị định 145/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 145), thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được quy định như sau:

1. Nghỉ giữa giờ theo quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này (Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục  ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút)

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.

5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.

8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.

9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

10. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

 

Hỏi: Trong trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu tổ chức làm thêm giờ thì phải được người lao động tham gia làm thêm đồng ý về các nội dung nào?

Trả lời: Theo Điều 59, Nghị định 145, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

Hỏi: Giới hạn về số giờ làm thêm được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 60, Nghị định 145 quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:

1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Hỏi: Trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm?

Trả lởi: Theo Điều 61, Nghị định 145, ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động, các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:

1. Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.

2. Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.

3. Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Hỏi: Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng phải thông báo cho cơ quan nào và tại đâu?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 62, Nghị định 145, khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại các nơi sau:

a) Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;

b) Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

2. Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Hỏi: Thế nào là Ca làm việc? Việc tổ chức làm việc theo ca được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 63, Nghị định 145, Ca làm việc và việc tổ chức làm việc theo ca được quy định như sau:

1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

3. Trường hợp làm việc theo ca liên tục để được tính nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động là trường hợp tổ chức làm việc theo ca quy định tại khoản 2 Điều này khi ca làm việc đó có đủ các điều kiện sau:

a) Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

b) Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Hỏi: Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 64, Nghị định 145, thời gian nghỉ trong giờ làm việc được quy định như sau:

1. Thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 109 của Bộ luật Lao động được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc trong khung giờ làm việc ban đêm quy định tại Điều 106 của Bộ luật Lao động.

2. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc đối với trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này ít nhất 30 phút, riêng trường hợp làm việc ban đêm thì được tính ít nhất 45 phút.

3. Người sử dụng lao động quyết định thời điểm nghỉ trong giờ làm việc, nhưng không được bố trí thời gian nghỉ này vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.

4. Ngoài trường hợp làm việc theo ca liên tục quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định này, khuyến khích các bên thương lượng thời gian nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc.

Hỏi: Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 65, Nghị định 145, Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được quy định như sau:

1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.

4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.

5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.

7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Hỏi: Trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì cách tính ngày nghỉ hàng năm được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 66, Nghị định 145, cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:

1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Hỏi: Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 67, Nghị định 145, tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác

1. Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.

2. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

3. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Hỏi: Những công việc có tính chất đắc biệt về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi được quy định như thế nào?

Trả lời: Ngoài các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động, Điều 68, Nghị định 145, một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định gồm:

a) Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh;

b) Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

c) Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm;

d) Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các công việc có tính chất đặc biệt quy định tại Điều 116 của Bộ luật Lao động và Khoản 1, Điều 68, NĐ145 sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN III)

29/01/2021 10:26:00 - Ban Biên Tập

Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một hoặc các bên được quy định như thế nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Theo Điều 40, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một hoặc các bên được quy định như sau:

1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;

b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.

3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.

4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Hỏi: Việc tổ chức đối thoại khi có vụ việc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 41, Nghị định 145, việc tổ chức đối thoại khi có vụ việc được quy định như sau:

1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;

b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;

c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;

d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;

e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.

Hỏi: Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 42, Nghị định 145, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải theo 03 nguyên tắc sau:

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Hỏi: Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung nào?

Trả lời: Theo khoản 1, Điều 43, Nghị định 145, người sử dụng lao động phải công khai với người lao động 07 nội dung sau:

(1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

(2)  Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;

(3) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

(4) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

(5) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

(6)  Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

(7)  Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Người sử dụng lao động lao động phải công khai với người lao động theo các hình thức nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoàn 2, Điều 145, người sử dụng lao động căn cứ đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung  phải công khai  để lựa chọn các hình thức công khai sau đây với người lao động:

a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Hỏi: Những nội dung và hình thức người lao động được tham gia ý kiến được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 44, nội dung và hình thức người lao động được tham gia ý kiến được quy định như sau:

1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Hỏi: Người lao động được quyết định những nội dung nào trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 45, Nghị định 145, người lao động được quyết định những nội dung sau:

(1) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

(2) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

(3) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;

(4) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;

(5) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Hỏi: Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 46, Nghị định 145, người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:

(1)  Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;

(2)  Viêc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

(3)  Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;

(4) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;

(5)  Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. (còn tiếp)

                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN IV)

26/01/2021 08:17:00 - Ban Biên Tập

Trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định như thế nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Theo Điều 48, Nghị định 145/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là NĐ 145), trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.

2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

Hỏi: Hội đồng tiền lương quốc gia gồm những thành viên nào và có chức năng, nhiệm vụ gì theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

(1) Theo quy định tại Khoản 1, Điều 51, Nghị định 145, Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (thành viên độc lập). Trong đó:

a) Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

c) Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm: 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động); 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).

(2) Theo quy định tại Điều 49, Nghị định 145, Hội đồng tiến lương quốc gia có chức năng tư vấn cho Chính phủ về:

1. Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

2. Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

(3) Theo quy định tại Điều 50, Nghị định 145, Hội đồng tiền lương quốc gia có 05 nhiệm vụ sau:

1. Nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.

2. Xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 của Bộ luật Lao động.

3. Rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.

4. Hằng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phù phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

5. Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động.

Hỏi: Tiền lương của người lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động được trả theo những hình thức nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 54, Nghị định 145, Tiền lương của người lao động được trả theo các hình thức sau:

1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:

a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;

a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.

b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Hỏi: Tiền lương làm thêm giờ của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động được trả như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 55, Nghị định 145, Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm);

b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% số với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Hỏi: Tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của Bộ luật lao động được tính như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 56, Nghị định 145, Tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động theo Khoản 2, Điều 98 Bộ luật Lao động được tính theo công thức sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định này.

2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

+

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số giờ làm việc vào ban đêm


                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN III)

19/01/2021 10:28:00 - Ban Biên Tập

Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một hoặc các bên được quy định như thế nào?

Trả lời có tính chất tham khảo:

 Theo Điều 40, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một hoặc các bên được quy định như sau:

1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;

b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.

3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.

4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Hỏi: Việc tổ chức đối thoại khi có vụ việc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 41, Nghị định 145, việc tổ chức đối thoại khi có vụ việc được quy định như sau:

1. Đối với vụ việc người sử dụng lao động phải tham khảo, trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36; cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều 42; phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44; thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Điều 93; quy chế thưởng theo quy định tại Điều 104 và nội quy lao động theo quy định tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo nội dung cần tham khảo, trao đổi ý kiến đến các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động;

b) Các thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động do mình đại diện và tổng hợp thành văn bản của từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động để gửi tới người sử dụng lao động; trường hợp nội dung đối thoại liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ thì cần bảo đảm lấy ý kiến của họ;

c) Căn cứ ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động, người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thảo luận, trao đổi ý kiến, tham vấn, chia sẻ thông tin về những nội dung người sử dụng lao động đưa ra;

d) Số lượng, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại do hai bên xác định theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

đ) Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;

e) Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

2. Đối với vụ việc tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị tạm đình chỉ công việc là thành viên có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.

Hỏi: Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 42, Nghị định 145, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải theo 03 nguyên tắc sau:

1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Hỏi: Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung nào?

Trả lời: Theo khoản 1, Điều 43, Nghị định 145, người sử dụng lao động phải công khai với người lao động 07 nội dung sau:

(1) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

(2)  Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;

(3) Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

(4) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

(5) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

(6)  Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

(7)  Nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Người sử dụng lao động lao động phải công khai với người lao động theo các hình thức nào?

Trả lời: Theo quy định tại khoàn 2, Điều 145, người sử dụng lao động căn cứ đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung  phải công khai  để lựa chọn các hình thức công khai sau đây với người lao động:

a) Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

b) Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

c) Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

d) Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

đ) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Hỏi: Những nội dung và hình thức người lao động được tham gia ý kiến được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 44, nội dung và hình thức người lao động được tham gia ý kiến được quy định như sau:

1. Người lao động được tham gia ý kiến về những nội dung sau:

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

b) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;

c) Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;

d) Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này mà pháp luật quy định cụ thể hình thức người lao động tham gia ý kiến thì thực hiện theo quy định đó; trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức thì người lao động căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, nội dung người lao động được tham gia ý kiến và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để lựa chọn hình thức sau đây:

a) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động tại hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc;

b) Gửi góp ý, kiến nghị trực tiếp;

c) Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

Hỏi: Người lao động được quyết định những nội dung nào trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 45, Nghị định 145, người lao động được quyết định những nội dung sau:

(1) Giao kết, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

(2) Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

(3) Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật;

(4) Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được để ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật;

(5) Nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Hỏi: Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 46, Nghị định 145, người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau:

(1)  Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể;

(2)  Viêc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;

(3)  Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp;

(4) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động;

(5)  Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. (còn tiếp)

                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN II)

18/01/2021 10:29:00 - Ban Biên Tập

Thế nào là doanh nghiệp cho thuê lại lao động?

Trả lời có tính chất tham khảo:

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 145/2020-NĐ/CP ( sau đây gọi tắt là Nghị định 145) Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.

Hỏi: Thế nào là Bên thuê lại lao động và Người lao động thuê lại?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 13, Nghị định 145, Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sử dụng người lao động thuê lại để làm những công việc theo danh mục công việc được phép thuê lại lao động trong một thời gian nhất định.

Theo quy định tại Điều 14, Nghị định 145, Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động.

Hỏi: Việc xử lý Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 9, Nghị định 145, Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần được quy định như sau:

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.

3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;

d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hỏi: Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 10, Nghị định 145, việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định như sau:

1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:

a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;

b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;

c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:

a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hỏi: Trách nhiệm đối thoại tại nơi làm việc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 37, Nghị định 145, trách nhiệm đối thoại tại nơi làm việc được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động.

2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc:

a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc;

b) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;

c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;

d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;

đ) Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại.

e) Việc áp dụng quy định của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

g) Nội dung khác (nếu có).

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

a) Cử đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc theo quy định;

b) Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác để tổ chức các cuộc đối thoại tại nơi làm việc;

c) Báo cáo tình hình thực hiện đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu.

4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động có trách nhiệm:

a) Cử thành viên đại diện tham gia đối thoại theo quy định;

b) Tham gia ý kiến với người sử dụng lao động về nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Lấy ý kiến người lao động, tổng hợp và chuẩn bị nội dung đề nghị đối thoại;

d) Tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động, Nghị định này và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định của Bộ luật Lao động phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động tại nơi làm việc và quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Hỏi: Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 38, Nghị định 145, số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc được quy định như sau:

1. Bên người sử dụng lao động

Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Bên người lao động

a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:

a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;

a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;

a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;

a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;

a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;

a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.

3. Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.

4. Khi tiến hành đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, ngoài các thành viên tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều này, hai bên thống nhất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Lao động ( còn tiếp).

                                                                                            Võ Thị Hạnh

                                                                                    (GĐ TTTVPL CĐ tỉnh)

HỎI – ĐÁP TÌM HIỂU CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TUỔI NGHỈ HƯU, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, QUAN HỆ LAO ĐỘNG (PHẦN I)

13/01/2021 10:30:00 - Ban Biên Tập

Ngày 18/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021); ngày 24/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cùa Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Ngày 23/12/2020, Sở Lao động - TB&XH tỉnh đã có Công văn số 2497/SLĐTBXH-LĐVLGDNN đề nghị các tổ chức, đơn vị liên quan, trong đó có Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp thông tin, tuyên truyền rộng rãi các nội dung văn bản nêu trên đến người lao động và người sử dụng lao động để biết và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Để góp phần giúp cán bộ công đoàn các cấp có tư liệu tổ chức tuyên truyền đến đoàn viên, người lao động với hình thức hỏi - đáp đồng thời sử dụng làm tài liệu để thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động, Trang Thông tin điện tử LĐLĐ tỉnh đăng tải các kỳ Hỏi - Đáp tìm hiểu các quy định mới tại 2 văn bản nêu trên về tuổi nghỉ hưu, điều kiện lao động và quan hệ lao động. Đối tượng nào được áp dụng về tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP?

Trả lời có tính chất tham khảo:

 Đối tượng được áp dụng về tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 135) được quy định tại Điều 2 của Nghị định gồm:

1. Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Bộ luật Lao động.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

 

Hỏi: Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí được quy điịnh như thế nào?

Trả lời: Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí được quy định tại Điều 3, Nghị định 135 như sau:

1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.

3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

 

Hỏi: Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 4, Nghị định 135, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định như sau:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

 

 

2029

58 tuổi

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

 

 

2032

59 tuổi

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

 

 

Hỏi: Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 5, Nghị định 135, nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động được quy định cụ thể như sau:

 Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:

a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

 

Hỏi: Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động được quy định như thế nào?

Trả lời: Tại khoản 2, Điều 6, Nghị định 135, Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động được quy định theo bảng dưới đây:

 

Lao động nam

Lao động nữ

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu thấp nhất

2021

55 tuổi 3 tháng

2021

50 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 6 tháng

2022

50 tuổi 8 tháng

2023

55 tuổi 9 tháng

2023

51 tuổi

2024

56 tuổi

2024

51 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 3 tháng

2025

51 tuổi 8 tháng

2026

56 tuổi 6 tháng

2026

52 tuổi

2027

56 tuổi 9 tháng

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

57 tuổi

2028

52 tuổi 8 tháng

 

 

2029

53 tuổi

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

 

 

2032

54 tuổi

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

55 tuổi

 

Hỏi:  Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định như thế nào?

Trả lời: Tại Điều 6, Nghị định 135, Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định như sau:

1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

 

Hỏi: Thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu đối với lao động nam sinh tháng 12.1960 và lao động nữ sinh tháng 12/1965 được tính như thế nào?

Trả lời: Tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định 135, Thời điểm nghỉ hưu và hưởng lương hưu đối với lao động nam sinh tháng 12.1960 và lao động nữ sinh tháng 12/1965 làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2020, thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày 01 tháng 01 năm 2021. (còn tiếp)

                                                                                    Võ Thị Hạnh

                                                                             (GĐ TTTVPLCĐ tỉnh)